40E Đường 33, Khu Phố 3

P. Tân Kiểng, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

admin@aslogs.vn

Gmail

0988621995

Hotline

Solar Energy Revolution: Transforming Communities Empowering Communities |

Get a Free Quote

Edit Template

Quy trình thủ tục nhập khẩu đèn LED mới nhất

Home > Blog

Bạn đang có nhu cầu nhập khẩu đèn LED về Việt Nam? Cùng ASLOGS tìm hiểu chi tiết quy trình, thủ tục hải quan, các loại giấy tờ cần thiết, thuế nhập khẩu hiện hành và quy định pháp lý liên quan giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa hàng về nước một cách hợp pháp và nhanh chóng.

1. Chính sách, quy định pháp luật nhập khẩu đèn Led

Thủ tục nhập khẩu đèn LED là quy trình bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi đưa mặt hàng chiếu sáng sử dụng công nghệ LED vào thị trường Việt Nam. Theo quy định hiện hành, đèn LED không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, nhưng quá trình nhập khẩu cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý và kỹ thuật liên quan.

1.1. Căn cứ pháp lý điều chỉnh việc nhập khẩu đèn LED

Một số văn bản pháp luật quan trọng quy định thủ tục nhập khẩu đèn LED bao gồm:

  • Nghị định 127/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC, quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
  • Thông tư 08/2019/TT-BKHCN: ban hành QCVN 19:2019/BKHCN – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED;
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg: quy định danh mục sản phẩm bắt buộc dán nhãn năng lượng;
  • Thông tư 36/2016/TT-BCT: quy định việc dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu;
  • Quyết định 2711/QĐ-BKHCN: công bố các sản phẩm bắt buộc kiểm tra chất lượng do Bộ Khoa học & Công nghệ quản lý;
  • Quyết định 4889/2018/QĐ-BCTQuyết định 1725/2024/QĐ-BCT: hướng dẫn thực hiện công bố hiệu suất và kiểm tra dán nhãn năng lượng cho đèn LED.

1.2. Các quy định quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu đèn LED

Dựa trên hệ thống văn bản pháp luật nêu trên, khi nhập khẩu đèn LED, doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:

  • Đèn LED đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu;
  • Đèn LED mới được phép nhập khẩu, nhưng bắt buộc phải:
    • Kiểm tra chất lượng tại tổ chức thử nghiệm được Bộ KH&CN công nhận;
    • Dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP;
    • Dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng nếu thuộc danh mục quy định;
    • Xác định đúng mã HS phù hợp với từng loại đèn (ví dụ: 8539.50.00; 9405.10.91…) để tránh sai sót và bị xử phạt.

2. Bảng mã HS Code và thuế nhập khẩu Bóng đèn LED 

Mã HS va Thuế nhập khẩu đèn LED

Mã HS  Mô tả Thuế VAT (%) Thuế nhập khẩu ưu đãi (%) Thuế nhập khẩu thông thường (%)
853952 – – Bóng đèn đi-ốt phát quang (LED):
85395210 – – – Loại đầu đèn ren xoáy 10% 0% 5%
85395290 – – – Loại khác 10% 0% 5%
– Đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây dùng điện :
940521 – – Được thiết kế chỉ để sử dụng với các nguồn sáng đi-ốt phát quang (LED):
94052110 – – – Đèn cho phòng mổ 10% 0% 5%
94052190 – – – Loại khác 10% 25% 37.5%
940529 – – Loại khác:
94052910 – – – Đèn cho phòng mổ 10% 0% 5%
94052990 – – – Loại khác 10% 25% 37.5%
– Dây đèn dùng cho cây Nô-en: 
94053100 – – Được thiết kế chỉ để sử dụng với các nguồn sáng đi-ốt phát quang (LED) 10% 25% 37.5%
94053900 – – Loại khác 10% 25% 37.5%
– Đèn và bộ đèn điện khác:
940541 – – Loại quang điện, được thiết kế chỉ để sử dụng với các nguồn sáng đi-ốt phát quang (LED):
94054110 – – – Đèn pha 10% 25% 37.5%
94054120 – – – Đèn rọi khác 10% 5% 7.5%
94054130 – – – Đèn tín hiệu không nhấp nháy dùng cho sân bay; đèn dùng cho phương tiện giao thông đường sắt, đầu máy, tàu thủy, phương tiện bay, hoặc hải đăng, bằng kim loại cơ bản 10% 5% 7.5%
94054140 – – – Loại khác, được sử dụng ở nơi công cộng hoặc đường phố lớn; loại chiếu sáng bên ngoài khác 10% 20% 30%
94054190 – – – Loại khác 10% 10% 15%
940542 – – Loại khác, được thiết kế chỉ để sử dụng với các nguồn sáng đi-ốt phát quang (LED):
94054210 – – – Đèn pha 10% 25% 37.5%
94054220 – – – Đèn rọi khác 10% 5% 7.5%
94054230 – – – Đèn tín hiệu không nhấp nháy dùng cho sân bay; đèn dùng cho phương tiện giao thông đường sắt, đầu máy, tàu thủy, phương tiện bay, hoặc hải đăng, bằng kim loại cơ bản 10% 5% 7.5%
94054240 – – – Đèn báo hiệu dùng cho thiết bị nhiệt điện gia dụng thuộc nhóm 85.16 10% 10% 15%
94054250 – – – Loại khác, được sử dụng ở nơi công cộng hoặc đường phố lớn 10% 20% 30%
94054260 – – – Loại chiếu sáng bên ngoài khác 10% 20% 30%
94054290 – – – Loại khác 10% 10% 15%

Lưu ý: Mã HS và thuế kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Có thể bạn chưa biết:

3. Hồ sơ cần chuẩn bị nhập khẩu đèn LED

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 (sửa đổi, bổ sung), bộ hồ sơ nhập khẩu đèn LED sẽ bao gồm các chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan: Là chứng từ quan trọng và bắt buộc trong mọi hoạt động nhập khẩu;
  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract): Thể hiện thỏa thuận giữa bên mua và bên bán;
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Là căn cứ tính thuế và thể hiện giá trị hàng hóa;
  • Danh sách đóng gói (Packing List): Cung cấp thông tin chi tiết về số lượng, quy cách, khối lượng từng kiện hàng;
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O): Dùng để hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại (nếu có);
  • Vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ vận chuyển thể hiện quyền sở hữu và giao nhận hàng;
  • Catalog sản phẩm (nếu có): Được khuyến khích đính kèm để hỗ trợ quá trình phân loại mã HS và kiểm tra thực tế;
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: Bắt buộc đối với mặt hàng đèn LED, do đây là sản phẩm thuộc danh mục phải kiểm tra chất lượng nhà nước;
  • Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng: Áp dụng đối với các loại đèn LED thuộc danh mục phải kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng.

Trong các loại giấy tờ trên, những chứng từ bắt buộc và quan trọng nhất cần nộp ngay khi khai báo hải quan bao gồm: tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ (nếu có), giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, và phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Các chứng từ còn lại như hợp đồng, packing list, vận đơn… có thể bổ sung theo yêu cầu của cán bộ hải quan trong quá trình thông quan.

Hồ sơ cần chuẩn bị nhập khẩu đèn LED
Hồ sơ cần chuẩn bị nhập khẩu đèn LED

4. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đèn LED

4.1. Kiểm nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu

Theo Thông tư 36/2016/TT-BCT, các loại đèn LED nhập khẩu bắt buộc phải đăng ký công bố hiệu suất năng lượng tại trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định.

Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng: TCVN 11844:2017 – Đèn LED – Hiệu suất năng lượng.

Các loại đèn LED cần kiểm nghiệm:

  • Đèn LED đầu đèn E27, B22, có ballast lắp liền
  • Đèn LED đầu G5, G13 thay thế đèn huỳnh quang
  • Đèn LED dùng cho mục đích thông dụng, công suất < 60W

Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng:

  • Giấy công bố dán nhãn
  • Kết quả thử nghiệm hiệu suất
  • Mẫu tem dán nhãn
  • Tem sản phẩm
  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Công văn gửi Bộ Công Thương

4.2. Khai báo hải quan

Sau khi có đủ chứng từ, doanh nghiệp khai báo trên hệ thống VNACCS/VCIS và in tờ khai mang xuống chi cục hải quan. Cán bộ hải quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Sau khi hồ sơ được duyệt, doanh nghiệp nộp thuế và được phép thông quan lô hàng.

4.3. Đăng ký dán nhãn năng lượng cho lô hàng

Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT, trước khi đưa ra thị trường, doanh nghiệp phải lập bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi Bộ Công Thương duyệt.

Hồ sơ bao gồm:

  • Công bố nhãn dán năng lượng
  • Kết quả thử nghiệm
  • Mẫu tem dán nhãn
  • Chứng nhận đủ điều kiện phòng thử nghiệm (nếu nơi nước ngoài)

4.4. Kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy

Căn cứ Thông tư 08/2019/TT-BKHCN và QCVN 19:2019/BKHCN, tất cả sản phẩm đèn LED nhập khẩu đều phải được kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy.

Hồ sơ chứng nhận hợp quy bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Hợp đồng thương mại
  • Hóa đơn thương mại
  • C/O (Chứng nhận xuất xứ)
  • Tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng

Sau khi hoàn tất thử nghiệm và nhận được Giấy chứng nhận hợp quy (giá trị 3 năm), doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố hợp quy trên hệ thống một cửa quốc gia và dán tem CR trước khi bán ra thị trường.

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đèn LED
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đèn LED

5. Các lưu ý quan trọng

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED, doanh nghiệp cần nắm rõ một số điểm quan trọng để tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thông quan, kiểm tra chất lượng và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành:

  • Khai báo chính xác hàng hóa: Đối với các loại đèn LED tháo rời, doanh nghiệp có thể khai báo hải quan theo dạng bộ phận đèn LED. Trong khi đó, đèn chùm không có mắt LED hoặc bóng LED sẽ không được xếp vào danh mục đèn LED và không đủ điều kiện để áp dụng thủ tục nhập khẩu đặc thù cho mặt hàng này.
  • Tuân thủ nghĩa vụ thuế: Hàng hóa chỉ được phép thông quan khi doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo quy định hiện hành.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành theo từng lô hàng, bắt buộc đối với tất cả các loại đèn LED nhập khẩu.
  • Kiểm tra hiệu suất năng lượngđăng ký dán nhãn năng lượng là thủ tục bắt buộc đối với những mẫu đèn LED thuộc danh mục quy định của Bộ Công Thương.
  • Tuy nhiên, nếu đèn LED sử dụng nguồn điện riêng và không đấu nối trực tiếp vào lưới điện, thì không bắt buộc phải dán nhãn hiệu suất năng lượng tối thiểu.
  • Các kết quả kiểm tra hiệu suất năng lượng và chứng nhận hợp quy theo model sản phẩm có hiệu lực tối đa 3 năm, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các lần nhập khẩu tiếp theo của cùng một model.
Cùng tham khảo dịch vụ của chúng tôi đang cung cấp:

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ASLOGS

Trụ sở chính: Lầu 1 Châu Khang Building, 359A Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ Hà Nội: Kho ASL, thôn Đoài, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội

SĐT: 0962.606.065 – 0988.621.995

Email: lisa@aslogs.vn

Company

Carriage quitting securing be appetite it declared. High eyes kept so busy feel call in. Would day nor ask walls known. But preserved advantage are but and certainty earnestly.

Xem nhanh

Bài viết mới nhất

Dịch vụ của chúng tôi

Dịch vụ vận tải đường biển, hàng không và dịch vụ khai báo hải quan,...

 

Danh mục tin tức

Tags

    Công ty trách nhiệm hữu hạn AS LOGS được thành lập với mục đích đáp ứng và cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, đường biển cùng các dịch vụ vận chuyển trong nước và dịch vụ khác trong lĩnh vực logistics.

    Địa chỉ

    Trụ sở chính: Lầu 1 Châu Khang Building, 359A Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ Hà Nội: Kho ASL, thôn Đoài, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội

    SĐT

    0962.606.065 - 0988.621.995

    Email

    lisa@aslogs.vn

    Theo dõi chúng tôi

    You have been successfully Subscribed! Ops! Something went wrong, please try again.

    Bản đồ

    Contact